BẢN QUYỀN TÁC GIẢ – HIỂU RÕ ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN LỢI SÁNG TẠO

1. Làm thế nào để bảo vệ được bản quyền tác phẩm của mình?

Để bảo vệ tốt bản quyền tác phẩm của mình, bản thân tác giả phải thực hiện đăng ký bản quyền. Đây không phải là thủ tục hành chính bắt buộc để xác lập quyền tác giả vì quyền tác giả trong Luật Sở hữ trí tuệ đã được hình thành ngay khi tác phẩm được sáng tác ra. Tuy nhiên, việc làm này sẽ là biện pháp đảm bảo nhằm ngăn ngừa các rắc rối khi có tranh chấp xảy ra. Trước hết, cần phải tìm hiểu thế nào là đăn ký bản quyền tác giả hay còn gọi là quyền tác giả.

TG

2. Quyền tác giả là gì?

Theo khoản 2 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 20092019), quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

(Khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 20092019))

3. Quyền lợi của tác giả?

Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

* Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

- Đặt tên cho tác phẩm;

- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

* Quyền tài sản

Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

- Làm tác phẩm phái sinh;

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

- Sao chép tác phẩm;

- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

(Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 20092019))

4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả?

UIOI

Cụ thể tại Điều 37 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 20092019), Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:

(1) Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 20092019) được bảo hộ vô thời hạn.

(2) Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 20092019) có thời hạn bảo hộ như sau:

(i) Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

(ii) Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.

(iii) Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại (iv).

(iv) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại (i) có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

(v) Thời hạn bảo hộ quy định tại (i), (ii) chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

5. Cách xử lý khi Vi phạm bản quyền tác giả?

Nếu phát hiện có vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm của mình, chủ sở hữu có thể xử lý như sau:

Bước 1: Phân tích hành vi xâm phạm

Phân tích hành vi xâm phạm để tìm kiếm và phát hiện ra những chứng cứ vi phạm. Từ đó quyết định có hành vi xâm phạm bản quyền tác giả và tính đến các bước tiếp theo để xử lý vi phạm này.

Bước 2: Gửi thư cảnh báo

Gửi thư cảnh báo nhằm nhắc nhở bên vi phạm và cũng như tạo cơ hội cho hai bên có thể thương lượng phương án giải quyết dễ dàng, giảm bớt thủ tục phức tạp.

Trường hợp đã gửi thư cảnh báo mà bên vi phạm dừng hành vi, hai bên thỏa thuận thống nhất tự giải quyết và đền bù nếu có thiệt hại thì dừng ở bước này.

Trường hợp bên xâm phạm không chấm dứt hành vi thì nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.

Bước 3: Nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vi phạm quyền tác giả quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ là: Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy Ban Nhân Dân các cấp.

6. Lợi Ích Của Việc Đăng Ký Bản Quyền ?

Khi các tác phẩm, sản phẩm được thực hiện đăng ký bản quyền theo đúng quy định của pháp luật sẽ tránh được các hành vi sử dụng trái phép của các cá nhân, tổ chức: sao chép, ăn trộm hay lạm dụng tác phẩm của người mình tạo ra. Bảo vệ được quyền nhân thân, quyền sở hữu hợp pháp của tác giả khi xảy ra tranh chấp hoặc xâm phạm bản quyền của tác phẩm. Giúp tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu được bảo vệ quyền lợi theo điều ước của quốc tế có nghĩa là sản phẩm của bạn sẽ được bảo hộ trên toàn thế giới.

Ngoài ra, còn có sử dụng biện pháp dân sự, các chủ sở hữu có thể áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ áp dụng quy định theo Luật Sở hữu trí tuệ.

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ!

SĐT: (028) 3535 9799

Hotline: 0986 111 279

Email: info@dqpgroup.com